Chống Ngầm: Thales Ra Mắt Phiên Bản Drone Mới

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng SailDrone của Mỹ tiết lộ một phiên bản Drone chống ngầm mới (USV) có thiết kế đặc biệt với cánh buồm cao 13m, chiều dài 20m có khả năng mang tải trọng khoảng 15 tấn. Phương tiện tự hành này cũng được trang bị radar, camera và một hệ thống định vị chủ động (AIS) cùng một máy dò độ sâu. Phiên bản này sau đó được liên kết với tập đoàn Thales (Áo) nhằm cho ra mắt một phiên bản cải tiến hơn có tên BlueSentry. Hiện tại, phiên bản này sẽ được trang bị trong Hải quân Hoàng gia Áo.

Trước đó, phiên bản cũ do SailDrone phát triển nằm trong khuôn khổ bản hợp đồng của Hải quân Mỹ có tên là Surveyor thực hiện các nhiệm vụ đo đạc hàng hải và xác định tàu thuyền di chuyển trên biển. Tuy nhiên, sau khi Thales (trụ sở tại Áo) hợp tác cùng tập đoàn của Mỹ để phát triển hệ thống buồm nhằm tăng khả năng di chuyển trên một quãng đường xa hơn và có thời gian hoạt động lâu hơn.

Vào ngày 7 tháng 4 vừa qua, Saildrone cho biết USV này được trang bị một sonar BlueSentry được cung cấp bởi chi nhánh Thales tại Áo. Nó được tiến hành thử nghiệm để đánh giá các khả năng phát hiện và xác định các mối đe dọa đến từ tàu ngầm, cũng như chuyển các thông tin bằng hình ảnh trực tiếp về sở chỉ huy. Quá trình này được thực hiện bởi Văn Phòng nghiên cứu Hàng hải (ORN) thuộc hải quân Hoa Kỹ tại California. Nó hoạt động hoàn toàn tự động trong vòng 26 ngày với hiệu suất đạt được 96%.

Thử nghiệm cũng cho phép chỉ ra khả năng hoạt động không tiếng ồn trong suốt quãng dường di chuyển, cũng như cải thiện rõ rệt khả năng phát hiện nhờ sonar Bluesentry. Khả năng dò âm của Bluesentry kết hợp với một nền tảng của drone Surveyor tạo ra một khả năng giám sát tàu ngầm có hiệu quả rất cao.

Việc duy trì hệ thống hoạt động dài trong một khoảng thời gian cho phép cài đặt đôi tai và đôi mắt ở những khu vực không thể tiếp cận, với chi phí thấp hơn các nền tảng giám sát truyền thống khác.

Trong vòng 26 ngày liên tục hoạt động trên biển, hệ thống drone mới này đã thực hiện xác định và theo dõi các tàu hàng trong diện tình nghi mà lực lượng an ninh hàng hải đang tiến hành điều tra. Nó đã thể hiện được các tính năng ưu việt của mình bằng cách giám sát các khu vực có lượng lưu thông hàng hải dày đặc nơi mà các phương tiện giám sát an ninh hàng hải truyền thống bị giới hạn và đối diện với các thách thức trong quá trình giám sát hàng hải. Công nghệ của phương tiện này có thể đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh ngầm trong Hiệp ước AUKUS (ký kết giữa Áo, Mỹ và Anh).

Khả năng này sẵn sàng được triển khai để thiết lập và giữ các tiêu chuẩn của hệ thống tình báo, giám sát các khu vực xa xôi nơi mà các lực lượng chấp pháp khó có điều kiện tiếp cận và giám sát thường xuyên.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *