Công Nghệ AI Quân Sự: Estonia Tăng Ngân Sách Đầu Tư Quốc Phòng

Estionia – Bộ Quốc phòng Estonia đã đặt ra tham vọng lớn về trí tuệ nhân tạo trong chiến lược quốc phòng mới được công bố gần đây.

Cam kết về phát triển AI quân sự này được đưa ra chỉ vài ngày sau thông báo ngày 18 tháng 3 của Estonia rằng nước này sẽ tăng tổng chi tiêu quốc phòng từ 3,3% – vốn đã cao hơn nhiều quốc gia NATO khác – lên 5 phần trăm.

Kế hoạch mới của Tallinn (thủ đô Estonia) kêu gọi xây dựng một “cơ sở hạ tầng kỹ thuật số” cho Lực lượng Phòng vệ Estonia (EDF), một cơ sở hạ tầng đủ mạnh có thể ứng dụng các giải pháp AI vào tất cả các lĩnh vực từ phân tích tình báo và nhắm mục tiêu thời chiến đến hậu cần và quản lý văn phòng. Kế hoạch của Lầu Năm Góc về AI tập trung vào các lĩnh vực tương tự, thay vì chế tạo robot sát thủ.

Kế hoạch của Estonia cũng ưu tiên cải thiện khả năng tương tác kỹ thuật số với hệ thống của các đồng minh NATO, hợp tác chặt chẽ hơn với ngành công nghệ cao đang phát triển mạnh của quốc gia này và đẩy mạnh đào tạo AI cho nhân viên Lực lượng phòng vệ quốc gia (EDF). Tài liệu này cũng kêu gọi EDF xem xét việc bổ nhiệm Chỉ huy đổi mới sáng tạo và số hóa như một phần của kế hoạch tái tổ chức trụ sở chỉ huy Bộ Quốc Phòng.

Chiến lược phát triển này cũng sắp được triển khai trong dự trù ngân sách dành cho quốc phòng hàng năm, rơi vào khoẳng hơn một phần ba ngân sách dành cho việc nghiên cứu và phát triển của đất nước này được dành cho AI trong 10 năm tới.

Các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược và tiến hành các thủ tục cần thiết để đạt được các mục tiêu đó sẽ được nêu rõ trong Kế hoạch Phát triển Quốc phòng Quốc gia trong giai đoạn tiếp theo (2026-2035). Khoảng 30% đến 50% ngân sách R&D hàng năm sẽ được phân bổ cho việc phát triển AI quốc phòng.

Có rất nhiều câu chuyện đằng sau những thông báo về chính sách phát triển này. Đất nước Estonia nhỏ bé đã đóng vai trò to lớn như một quốc gia tiên phong về kỹ thuật số trong nhiều thập kỷ, bắt đầu bằng tập trung toàn diện nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thời Liên Xô sau khi giành được độc lập vào năm 1991. Chính do sự thụt lùi của đất nước này về các tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật số đã tạo ra một lỗ hổng mà Moscow tìm cách khai thác, phát động một loạt các cuộc tấn công mạng lớn vào năm 2007.

Từ bài học kinh nghiệm xương máu đó là lời cảnh tỉnh cho hoạt động phòng thủ mạng của Estonia. Trong vòng một năm, Tallinn đã thành lập Trung tâm Phòng thủ mạng Hợp tác đa quốc gia, sau đó nhanh chóng được chính thức sáp nhập vào NATO. Tallinn cũng là nơi đặt “trung tâm khu vực” cho chương trình tăng tốc công nghệ DIANA của NATO, chỉ đứng sau trụ sở chính của cơ quan này tại London. Cuối cùng, Estonia được xem là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất ở châu Âu và phần lớn nhân sự có chuyên môn của khu vực tư nhân được tham gia vào “lực lượng dân quân mạng” nằm trong bộ phận an ninh mạng với chính phủ.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *