Pháp – Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên phương tiện bay siêu âm mới VMaX [Véhicule Manœuvrant eXpérimental] đã được tiến hành vào năm 2023 tại Trung tâm thử nghiệm Landres.
Nhắc lại rằng, trước đó VMaX đã được phóng đi từ phương tiện hỗ trợ ngoài không gian với vận tốc Mach 5 trước khi được thử nghiệm bằng tên lửa đẩy ở mặt đất. Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để vận hành nó trong suốt quá trình bay và tìm thấy vật liệu có khả năng chống chịu với nhiệt độ cao tạo ra do ma sát trong không gian.
Mặc dù vậy, với công nghệ tiến bộ này đã giúp Pháp gia nhập vào “câu lạc bộ” các cường quốc sở hữu công nghệ này. Theo phát ngôn từ Bộ Quốc phòng Pháp thì sau thử nghiệm này đã khẳng định VMaX đánh dấu việc sở hữu nhiều công nghệ phương tiện bay và phương tiện bay này có khả năng thực hiện một quãng đường rất xa, tạo ra một thách thức công nghệ chưa từng được công bố.
Tuy nhiên, việc thử nghiệm này đã có thể được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của mỹ, cụ thể là của NAVAL SURFACE CENTER thuộc Hải quân Mỹ. Thật vậy, Pháp đã phát triển tên lửa đẩy Veronique và hệ thống phóng Diamant trong những năm 1960, tước đó Pháp chưa từng sở hữu hệ thống phóng nào dành cho VMaX. Do đó, việc sử dụng tên lửa đẩy hai tầng đã được NSWC PHD thực hiện thử nghiệm có tên Pathfinder.
Sau thử nghiệm đầu tiên này, mọi thông tin liên quan đến việc thử nghiệm hay các bước trong quá trình phát triển tiếp theo của chương trình VMaX đã không được tiết lộ vì lý do bí mật quốc phòng. Tuy nhiên, ArianeGroup người chủ trì chương trình này đã tiết lộ một chút về thử nghiệm đầu tiên này.
Chuyến bay đã được thực hiện thành công với khoảng cách hàng trăm Km cho phép đánh giá phương tiện và hệ thống vận hành nó trong không gian với vận tốc siêu âm. Được thực hiện trong điều kiện kỹ thuật và nhiệt độ vượt ngưỡng đã cho phép kiểm tra cấu trúc bên ngoài và chức năng các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm bay.
Năm 2024, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của VMaX đã tiến hành theo dự kiến. Theo ArianeGroup thì với thiết kế cải tiến đã mang đến khả năng chống chịu tuyệt vời với ma sát trong khí quyển và thúc đẩy thêm một bước tới việc đưa vào sử dụng.
Thật vậy, chuyến bay trình diễn của VMaX-2 sẽ là dịp để khoe khả năng thiết kế, vận hành và điều khiển với vận tốc siêu âm có cấu trúc phức tạp được trang bị hệ thống điều khiển mới.
Rõ ràng là lần trình diễn thứ hai này sẽ gần như là phiên bản chính thức theo lý thuyết về mặt công nghệ. Như vậy, trong lần thử nghiệm tiếp theo này thì sẽ sử dụng một tên lửa đầy do Pháp sản xuất chứ không cần sự hỗ trợ từ phía Mỹ nữa. Ngoài ra, có nhiều công ty khác của Pháp cũng đang phát triển tên lửa đẩy chẳng hạn như SIRIUS SPACE vói phiên bản SERIUS 1 hay OPUS Aerospace với phiên bản Mesange.
Ngoài chương trình VMaX thì ArianeGroup cũng chuẩn bị cho chương trình phát triển phiên bản tên lửa liên lục đia chiến lược biển – bờ có tên là M51 và chờ để ký hợp đồng tham gia việc phát triển vào năm nay. Hơn nữa, Thales cũng đã không chậm chân trong khuôn khổ chương trình Frappe Longue Porrtée Terreste.
Nguồn: Tổng hợp
https://mybestchoix.eu/