Thỗ Nhĩ Kỳ Và Ai Cập Phát Triển Phương Tiện Robot Chiến Đấu Mới

BEIRUT- Tập đoàn công nghiệp quóc phòng Havelsan đã bắt tay hợp tác với tập đoàn Ai Cập Kader Factory để phát triển phương tiện robot chiến đấu mới (UGV). tập đoàn Havelsan thông báo chính thức vào hôm thứ tư tuần này về việc được giao phát triển chương trình này đánh dấu sự hợp tác giữa Ankara và Cairo.

Kader Factory là chi nhánh của tập đoàn công nghiệp trước đây của Ai Cập có tên là Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Arab. Họ sẽ làm việc với nhóm chuyên gia của Thổ Nhĩ Kỳ và làm việc tại cơ sở nghiên cứu và săn xuất tại Cairo.

Sự hợp tác này thể hiện không chỉ là việc chuyển giao công nghệ mà còn là sự chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược về quốc phòng giữa hai nước. Đại diện tập đoàn Havelsan cho biết đây là niềm tự hào lớn giữa hai nước về việc hợp tác sản xuất phương tiện chiến đấu không người lái. Mối quan hệ này đánh đáu một bước ý nghĩa cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia.

Xe chiến đấu không người lái vẫn là một công nghệ tương đối mới ở Trung Đông. Nhà phân tích cấp cao về Trung Đông và Bắc Phi thuộc RANE Ryan Bohl nhấn mạnh rằng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa quân sự của Ai Cập.

Nó mang lại cho Cairo một tiềm năng phát triển khác khi bắt tay với một thành viên trong NATO để phát triển một hệ thống ngày càng trở thành xu thế trong lĩnh vực quốc phòng nhằm hạn chế thương vong trong khi vẫn duy trì khả năng đe dọa can thiệp trên chiến trưởng. Nhưng thời gian sẽ trả lời liệu Ai Cập có thể sản xuất các phiên bản UGV có khả năng mở rộng để triển khai ở quy mô chiến lược hay không và đó vẫn còn một câu hỏi mở là liệu Ai Cập có thể cung cấp các thành phần cần thiết với chi phí hợp lý để làm điều đó hay không khi nước này tiếp tục tái cơ cấu vị thế tài chính của mình.

Cùng chung nhận định với Bohl, Ali Bakir, giáo sư tại Đại học Qatar và là thành viên cao cấp không thường trú tại Sáng kiến ​​An ninh Trung Đông Scowcroft cũng đồng ý rằng mối quan hệ hợp tác này là một phần trong mối quan hệ ngày càng sâu sắc hơn giữa hai nước. Vào tháng 3 năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã đồng ý bình thường hóa quan hệ một thập kỷ sau khi rạn nứt năm 2013 sau cuộc đảo chính ở Cairo đã lật đổ Tổng thống Ai Cập được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ, Mohammed Morsi.

Chuyên gia Bakir cũng nhận định rằng những tín hiệu này cho thấy mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập đang tiến triển đúng hướng, không chỉ trên lĩnh vực chính trị và kinh tế mà còn về hợp tác quốc phòng và an ninh, vốn có tầm quan trọng cao nhất đối với cả hai nước. Những dấu hiệu đáng chú ý cho thấy sự hợp tác giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng sâu sắc trong bối cảnh [Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip] Erdogan thúc đẩy liên tục việc nối lại quan hệ với Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi. Đó là dấu hiệu cho thấy Sisi cũng coi việc đa dạng hóa quốc phòng thông qua Thổ Nhĩ Kỳ là sự hỗ trợ cần thiết cho các mối quan hệ vói Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ đang thúc ép Ai Cập tiếp nhận những người tị nạn ở Gaza và từ lâu đã có những lo ngại kéo dài về hồ sơ nhân quyền của Cairo cũng như các mối liên hệ với Cairo.

ông Bakir lưu ý rằng các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm các thị trường mới trong và ngoài khu vực như một phần của mục tiêu mở rộng nhằm tập trung vào các thị trường mới chưa được khai thác.

Tất nhiên, mục tiêu đầu tiên là các nước GCC [Hội đồng hợp tác vùng Vịnh], thứ hai là các nước Bắc Phi và châu Phi, và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được nhiều bản hợp đồng về công nghiệp quốc phòng trong khu vực này và mục tiêu thứ ba là các nước Đông Nam Á và các nước Đông Á nơi có thể nhìn thấy những cơ hội mới với Indonesia, Malaysia và có thể cả Pakistan.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *